ads slot

Tin bài đã đưa:

Phẩm giá của con người phải là trung tâm của các tranh luận chính trị

Phẩm giá của con người phải là trung tâm của các tranh luận chính trị
WHĐ (03.07.2015) – Hôm thứ Tư 01-07, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi cầu nguyện cho người dân Hy Lạp, ngay sau khi quốc gia này không trả được khoản lớn tiền vay trong số nợ hơn 300 tỉ euro.
Tuyên bố của Phòng Báo chí Toà Thánh hôm 01 tháng Bảy cho biết: “Những tin tức từ Hy Lạp liên quan đến tình hình kinh tế và xã hội của đất nước này là đáng lo ngại”, vì thế “Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi tất cả các tín hữu hiệp nhất trong lời cầu nguyện cho những điều tốt đẹp sẽ đến với dân tộc Hy Lạp yêu quý”.
Hy Lạp đang đối mặt với cuộc tranh luận về vai trò của các biện pháp khắc khổ, chẳng hạn như cắt giảm lương hưu và tăng thuế, trong khi thương thảo với các chủ nợ về các gói cứu trợ tài chính mới. Tỷ lệ thất nghiệp của nước này là hơn 25 phần trăm, và mỗi người chỉ được phép rút tiền ở máy ATM mỗi ngày không quá 70 euro.
Tuyên bố của Toà Thánh khẳng định rằng “phẩm giá của con người phải luôn ở trung tâm của bất kỳ cuộc tranh luận chính trị và kỹ thuật nào, cũng như trong việc đưa ra các quyết định có trách nhiệm.
Đức Thánh Cha muốn bày tỏ sự gần gũi với mọi người dân Hy Lạp, và ngài đặc biệt nghĩ đến nhiều gia đình đang lâm vào cuộc khủng hoảng xã hội và nhân văn phức tạp và mạnh mẽ này”.
Thời hạn chót mà Hy Lạp phải thanh toán khoản nợ khoảng 1,7 tỷ euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế là ngày 30 tháng Sáu đã qua.
Hy Lạp là quốc gia thuộc khu vực đồng euro, đã rơi vào khủng hoảng tài chính t nhiều năm nayĐây là quốc gia yếu kém nhấtvề kinh tế trong khu vực đồng euro. Hy Lạp đã bị ảnh hưởng nặng nề trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Từ năm 2010, Hy lạp bắt đầu nhận được gói cứu trợ tài chính, với điều kiện phải áp dụng các biện pháp khắc khổ như cắt giảm lương hưu, tăng thuế, và giảm bớt các nhân viên trong khu vực công.
Đảng cầm quyền hiện nay, Syriza, được bầu hồi tháng Giêng năm nay, có chủ trương chống khắc khổTháng sau đó, Hy Lạpđã đàm phán về việc gia hạn trả nợ, nhưng việc không trả được nợ vào ngày 30 tháng Sáu đang đe dọa dẫn đến sụp đổ và làm tăng thêm những lo ngại về việc Hy Lạp sẽ rời khỏi khu vực đồng euro.
Hy Lạp sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 05 tháng Bảy về việc ở lại hay rời khỏi khu vực đồng euro, và có chấp nhận các điều khoản do các chủ nợ đưa ra hay không về gói cứu trợ thứ ba trị giá 32 tỉ euro kéo dài trong hai năm. Đức, quốc gia chủ nợ lớn nhất của Hy Lạp, đã mạnh mẽ ủng hộ các biện pháp khắc khổ tại quốc gia Địa Trung Hải này như một điều kiện của một gói cứu trợ khác.
Hy Lạp cũng đang đứng trước thời hạn chót (ngày 20 tháng Bảy) phải thanh toán hơn 3,8 tỉ euro cho Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Người ta lo sợ rằng nếu không có một gói cứu trợ khác hoặc gia hạn thời gian trả nợ cho Hy Lạp, khủng hoảng của quốc gia này có thể ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế của khu vực đồng euro.
Về cuộc trưng cầu ý dân sắp được tổ chức, người đứng đầu Giáo hội Chính Thống tự trị của Hy Lạp, Tổng giám mục Ieronymos II, đã góp thêm tiếng nói với những người muốn giữ mối quan hệ với Liên minh châu Âu trên một nền tảng vững chắc.
Cũng trong ngày thứ Tư 01-07, Đức Tổng giám mục Ieronymos đã phá vỡ sự im lặng quen thuộc của mình để kêu gọi người Hy Lạp ở lại với châu Âu. Đây là một phát biểu công khai hiếm thấy của vị Tổng giám mục vốn nói năng nhỏ nhẹ và rất cẩn trọng, tránh các phát biểu về chính trị và các vấn đề gây tranh cãi nói chung.
Đức Tổng giám mục Ieronymos là một trong 85 nhân vật của Hy Lạp kêu gọi bỏ phiếu “thuận” trong cuộc trưng cầu ý dân vào ngày Chúa nhật tới –đó là chấp nhận các điều kiện của các chủ nợ, dù  khó khăn đến mấy, trong gói cứu trợ về tài chính– để ít nhất là các ngân hàng có thể mở cửa trở lại và tình trạng tê liệt kinh tế trong tuần này có thể kết thúc.
(Theo CNA/EWTN News & Vatican Radio)

Minh Đức
Share on Google Plus

Unknown

"Đừng làm gì vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác" (P1, 3-4).
    You Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét